Ngôn từ là một tự truyện không có những hoài niệm, dẫu ngậm ngùi cay đắng hay cảm động ngọt ngào. Sartre không hoài niệm, ông mổ xẻ, phân tích, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, tỉnh táo và đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi, đứng tách hẳn khỏi cậu bé "ngông cuồng" là chính mình ngày xưa - để đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với nghiệp văn chương? Sự phân tích, đánh giá rất “lạnh lùng” ấy đã đem lại sắc thái đặc biệt cho Ngôn từ: một giọng điệu nổi bật là hài hước, mỉa mai, chế nhạo (chủ yếu là tự chế nhạo), xen lẫn với những suy tư triết học vừa chặt chẽ logic vừa phức tạp rắm rối nhưng đầy cuốn hút, câu chuyện về tuổi thơ của Sartre trở nên giống một tác phẩm châm biếm, một tiểu thuyết triết lý, hơn là một tự truyện.
“Văn hóa chẳng cứu vớt được gì cũng chẳng cứu vớt được ai, nó không bào chữa được. Nhưng đó là một sản phẩm của con người: con người tự chiếu mình vào đó, nhận ra mình trong đó; duy nhất chỉ có nó, tấm gương phê phán ấy cho con người thấy hình ảnh của mình.”
- Ngôn từ, Jean-Paul Sartre
Giá sản phẩm trên Tôi đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Ngôn từ là một tự truyện không có những hoài niệm, dẫu ngậm ngùi cay đắng hay cảm động ngọt ngào. Sartre không hoài niệm, ông mổ xẻ, phân tích, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, tỉnh táo và đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi, đứng tách hẳn khỏi cậu bé "ngông cuồng" là chính mình ngày xưa - để đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với nghiệp văn chương? Sự phân tích, đánh giá rất “lạnh lùng” ấy đã đem lại sắc thái đặc biệt cho Ngôn từ: một ...