Đường về Cánh Đồng Chum gồm mười bốn chương viết về cuộc chiến đấu của quân đội nhân dân Lào chống lại bọn thổ phỉ tay sai Mỹ giai đoạn những năm 1970. Đây là cuộc chiến đấu can trường, thể hiện sự bền bỉ, gan dạ, quyết tâm và hy sinh mất mát của bộ đội Pa-thét (Lào).
Xuyên suốt tác phẩm là cuộc đấu tranh của 2 tuyến nhân vật chính Đuông-chăn và Bun-ma. Đó là hai người bạn cùng trang lứa, lớn lên trong cùng một bản, nhưng ở hai hoàn cảnh gia đình khác nhau, lý tưởng sống khác nhau đã hình thành nên hai hướng đi trái ngược nhau . Vì thù hằn cá nhân, chính Bun-ma đã đang tâm thiêu sống mẹ Đuông-chăn, cưỡng bức người con gái mà Đuông-chăn sau này lấy làm vợ… họ trở thành hiện thân cho mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc Lào trong giai đoạn này. Nếu như Đuông-chăn là hình mẫu tiêu biểu của quân giải phóng nhân dân cách mạng Lào thì Bun-ma là hiện thân của bọn phỉ tay sai Mỹ.
Với lối viết giản dị, giọng văn mộc mạc, trong sáng, Nhà văn Bùi Đinh Thi đã tái hiện lại cuộc chiến tranh đau thương gian khổ, nhưng cũng rất hào hùng của quân đội giải phóng nhân dân cách mạng Lào. Những nỗi đau, mất mát, hy sinh, nợ nước xen lẫn thù nhà, cùng chung cảnh "nồi da nấu thịt" khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ lúc bấy giờ.
, .....
Đường về Cánh Đồng Chum gồm mười bốn chương viết về cuộc chiến đấu của quân đội nhân dân Lào chống lại bọn thổ phỉ tay sai Mỹ giai đoạn những năm 1970. Đây là cuộc chiến đấu can trường, thể hiện sự bền bỉ, gan dạ, quyết tâm và hy sinh mất mát của bộ đội Pa-thét (Lào).
Xuyên suốt tác phẩm là cuộc đấu tranh của 2 tuyến nhân vật chính Đuông-chăn và Bun-ma. Đó là hai người bạn cùng trang lứa, lớn lên trong cùng một bản, nhưng ở hai hoàn cảnh gia đình khác nha...