Hội họa Hà Lan giai đoạn đỉnh cao có rất nhiều họa sĩ thành danh và ghi dấu ấn trong lịch sử nghệ thuật. Nổi bật trong thời kỳ Hoàng kim của hội họa Hà Lan là Vermeer. Ông đã để lại cho chúng ta những tác phẩm đặc sắc về thể loại, phong cách, kỹ thuật vẽ cũng như sự phúng dụ ẩn sau tác phẩm.
Ngoài Vermeer, thông qua cuốn sách chúng ta cũng được tiếp cận với nhiều danh họa tài năng khác của Hà Lan như Rembrandt, Gerard Dou, Jan Steen, Gerard Ter Borch, Khi đặt những tác phẩm cạnh nhau, có thể thấy sự giống nhau và nét đặc sắc phân biệt giữa Vermeer và các danh họa trên. Hiểu về hội họa cũng là cách chúng ta hiểu về xã hội đời sống con người Hà Lan thế kỷ 17.
Tác phẩm nằm trong bộ sách các danh họa, thuộc Tủ sách Nghệ thuật của Omega+.
Trích đoạn hay:
“Nêu nhận định rõ ràng về cuộc đời của Vermeer và phác thảo tiểu sử sự nghiệp của ông là điều rất khó. Ta có thể dựa vào những con số chắc chắn như: số lượng tranh được cho là của ông khoảng tầm 30 bức. Các chuyên gia ước tính có khoảng 20 bức bị thất lạc hoặc bị mất, vậy di sản mà ông để lại không nhiều. Ðiều này lý giải cho việc họa sĩ từng gặp nhiều khó khăn về tài chính. Tuy vậy ta vẫn nên lưu ý hai điều. Gia đình bên vợ ông rất khá giả. Như rất nhiều danh họa đương thời, ông cũng tham gia vào việc buôn bán tranh và thậm chí còn là chuyên gia về hội họa Ý cho một hoàng thân Ðức quốc giàu mạnh lúc đó, một tuyển đế hầu xứ Brandebourg. Lại một lần nữa, ta thử suy đoán theo giả thuyết: với số lượng các tác phẩm ít ỏi như thế, hẳn Vermeer đã dành nhiều thời gian để vươn tới sự hoàn hảo cần thiết hòng cạnh tranh với các nghệ sĩ cùng thời, những người được gọi là “họa sĩ cao quý”. Có thể ông đã nhắm tới đối tượng khách hàng giàu có ưa chuộng các cảnh vẽ tinh tế, một nhóm những người sành sỏi nghệ thuật.
Trừ ba bức tranh nêu trên, việc xác định thời gian cho các tác phẩm của ông chỉ là những phỏng đoán. Bức Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai (xem trang 114) được sáng tác khoảng năm 1665 hay 1666, trong khi bức Cô gái rót sữa (xem trang 69) được vẽ khoảng giai đoạn 1658–1660. Ðể xác định thời gian, người ta thường sắp xếp các tác phẩm theo chủ đề cảm hứng: trên cơ sở ấy, người ta chia làm ba “thời kỳ”. Thời kỳ đầu là xung quanh bức Tú bà, một tác phẩm chủ đạo thời trai trẻ, khi họa sĩ đang đi tìm chính mình. Vermeer chịu ảnh hưởng rất lớn từ Caravaggio, đặc biệt trong sự chọn lựa chủ đề: cảnh ở các tửu quán hay sự lạm dụng rượu. Người ta cũng thấy những ảnh hưởng khác từ hội họa Ý, như chủ đề thần thoại trong tác phẩm Diane và các bạn gái (xem trang 38) hay những cảnh có nguồn gốc Thiên Chúa giáo như bức Thánh nữ Paraxède (xem trang 117) và bức Chúa ở trong nhà Marthe và Marie (xem trang 34). Khi thoát khỏi ảnh hưởng của Ý, Vermeer dường như đã tìm được cho mình một hướng đi riêng vào khoảng cuối những năm 1650: thời điểm này được coi là giai đoạn thứ hai. Ông vẽ những cảnh trong nhà với bố cục gần như không thay đổi: vẫn cái ghế ấy, cái bàn ấy, cái cửa sổ ấy, những chi tiết lặp đi lặp lại của không gian “đậm chất Vermeer”.
Khoảng thời gian sau năm 1660, giai đoạn cuối cùng, là thời kỳ chín muồi được đánh dấu bằng một sự dư thừa nhất định: quá nhiều tranh vẽ gương mặt phụ nữ, từ bình dân đến quý tộc, từ cô gái rót sữa đến gương mặt yêu kiều của các thiếu nữ chơi đàn. Có vẻ như Vermeer đã tìm thấy mẫu hình sáng tác để hoàn thiện cho dù cuối cùng nó cũng làm ông chán nản. Ðể hiểu rõ sức sáng tạo và đặc biệt là hiểu công lao của ông trong việc mô tả ánh sáng và không gian, ta có thể đặt ông cao hơn Carel Fabritius và về phương diện thị giác thì ông tương đương với Pieter De Hooch, một tài năng ngang hàng, thậm chí là một đối thủ. Còn muốn sáng tỏ những bức tranh về tầng lớp quý tộc lúc cuối đời thì chỉ Ter Borch mới cạnh tranh được với ông. Tóm lại, để hiểu về ông, cần phải sử dụng phép so sánh và đối chiếu.”
Về tác giả:
JOHANN PROTAIS (1979)
Tốt nghiệp Trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne chuyên ngành Lịch sử, Protais từng có thời gian làm việc tại Bảo tàng Louvre. Hiện nay, khi đã là giảng viên dạy Lịch sử và có chứng chỉ chuyên môn về Lịch sử Nghệ thuật, Protais dạy học ở Paris và là tác giả, đồng tác giả của nhiều cuốn sách viết về các danh họa và lịch sử nghệ thuật.
ÉLOI ROUSSEAU (1978)
Từng học tại Trường Phổ thông Lourve, sau đó tốt nghiệp Đại học Paris-Sorbonne (ngành Lịch sử Hiện đại) và Đại học Paul Valéry với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật, Rousseau hiện là giáo viên dạy lịch sử và là sử gia nghệ thuật với nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Rousseau đã cộng tác với nhiều nhà xuất bản lớn, như Larousse, Palette và Silvana.
Các tác phẩm nổi bật của Protais và Rousseau đồng tác giả do Larousse xuất bản:
• Renoir (2018)
• Vermeer (2017)
• René Magritte (2016)
• Hokusai (2014)
• Felix Vallotton (2013)
• Les plus belles oeuvres de Lichtenstein (2013)
Hội họa Hà Lan giai đoạn đỉnh cao có rất nhiều họa sĩ thành danh và ghi dấu ấn trong lịch sử nghệ thuật. Nổi bật trong thời kỳ Hoàng kim của hội họa Hà Lan là Vermeer. Ông đã để lại cho chúng ta những tác phẩm đặc sắc về thể loại, phong cách, kỹ thuật vẽ cũng như sự phúng dụ ẩn sau tác phẩm.
Ngoài Vermeer, thông qua cuốn sách chúng ta cũng được tiếp cận với nhiều danh họa tài năng khác của Hà Lan như Rembrandt, Gerard Dou, Jan Steen, Gerard Ter Borch, Khi đặt những tác phẩm cạnh nha...