Tập tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây, mà còn về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn một vùng đất
Nguyễn Ngọc Tư luôn là một cây bút chắc tay khi viết về con người, đời sống sinh hoạt miệt vườn. Chị tận dụng triệt để tâm hồn nhạy cảm vốn có cùng cơ hội được đắm mình trong không gian miền quê để lẩy ra những câu chuyện kể. Cảnh sinh hoạt ấy trong trang viết Nguyễn Ngọc Tư hiện lên vừa yên tĩnh, thanh bình mà cũng vừa dậy sóng, đầy ắp những đổi thay.
Trong bức tranh đồng quê có người già, trẻ nhỏ, có những thanh niên trai tráng, có con xóm nhỏ với rặng hoa dâm bụt, những chiếc ghe vất vả ngược xuôi mùa gió chướng, có mùa lụt nước về hay những câu chuyện ma mị dọc đường gió bụi giang hồ của miền Tây xa thẳm.
Nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ nói về con người miền Tây sống gần với ruộng vườn, sông nước, với thiên nhiên bằng tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, nghĩa khí, hào hiệp. Chị gần gũi với họ đủ để lẩy ra được cả những cái nhìn phản biện về tính cách nông dân. Những đặc tính của thói quen “sống hôm nay chẳng cần biết đến ngày mai”, tính “chịu chơi, xả láng” của người nông dân miệt vườn được chị phác lại với giọng văn tưởng như nhẹ nhàng nhưng ẩn trong đấy là một sự rưng rưng thương cảm. “… Người đàn bà kéo cá dưới ao lên đãi khách cho chồng, rồi bưng tô cơm nguội ăn với muối tiêu” (bài “người nơi biên giới”). Hay câu chuyện người ta bày đặt đổi vợ đổi chồng cho nhau trong “Miền Tây không có gì lạ”, bởi theo chị ở miền Tây, không có chuyện gì là không thể xảy ra.
Tập tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây, mà còn về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn một vùng đất
Nguyễn Ngọc Tư luôn là một cây bút chắc tay khi viết về con người, đời sống sinh hoạt miệt vườn. Chị tận dụng triệt để tâm hồn nhạy cảm vốn có cùng cơ hội được đắm mình trong không gian miền quê để lẩy ra những câu chuyện kể. Cảnh sinh hoạt ấy trong trang viết Nguyễn Ngọc Tư hiện lên vừa yên tĩnh, thanh bình mà cũng vừa...