Với những đơn hàng từ 130€, phí giao hàng chỉ còn 0.01 euro theo như quy định của chính phú Pháp. Tiệm Mọt nhận đặt tất cả các loại sách tiếng Việt. Liên lạc ngay với Tiệm Mọt ở đây!

Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)
Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)

Tiệm Mọt Tại Pháp

Thương Nhớ Mười Hai (Tủ Sách Văn Chương Và Mỹ Thuật)

Giá thông thường €36.99
Đơn giá  trên 

SÁCH ORDER, dự kiến giao hàng trong 3-5 TUẦN
Trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng viết về “mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ” (Tự ngôn). Không chỉ đầy ắp những cảnh, những tình đắm đuối thiết tha, không chỉ duyên dáng và ý nhị kể biết bao câu chuyện về ẩm thực, thú vui, phong tục của miền Bắc, tùy bút này còn là một điển hình cho phong cách Vũ Bằng, đặc biệt với việc sử dụng câu từ tiếng Việt trong sáng, uyển chuyển, đầy nhạc tính. Một tùy bút đẹp như mơ. Mà đúng là giấc mơ.

Vũ Bằng viết Thương nhớ mười hai hơn một thập kỷ, từ tháng Giêng năm 1960 đến cuối năm 1971, trong căn nhà nhỏ ở Sài Gòn. Từ ngày rời Hà Nội năm 1954, ông chưa từng quay lại. Nửa đời xa quê hương, xa gia đình, xa người vợ tào khang, nhà văn viết chỉ dựa vào ký ức và mộng mơ về ngày cũ. Nửa đời người, Vũ Bằng sống trong nỗi sầu tương tư cố lý chưa bao giờ vơi ngớt.

Được đánh giá là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất viết về Hà Nội, Thương nhớ mười hai đã từng được nhiều nhà xuất bản ấn hành trong những năm qua. Với mong muốn đưa đến tay bạn đọc một ấn phẩm tinh kỹ, trang nhã, trong bản in này, Đông A sử dụng phần văn bản từ cuốn Thương nhớ mười hai in lần đầu năm 1972 của nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, được bổ sung minh họa cho cả mười ba chương, gồm mười hai chương về mười hai tháng trong năm và chương cuối - “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh”.

Lấy cảm hứng từ tranh lụa Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, họa sĩ trẻ Duy Hưng học hỏi cách tạo hình, cách sử dụng màu sắc ở tác phẩm của các họa sĩ huyền thoại một thời, đặc biệt là “Tứ kiệt trời u” Phổ - Thứ - Lựu - Đàm… Họ là những danh họa cũng từng sống cuộc đời xa quê. Cảm được điểm chung là sự khắc khoải, tiếc nhớ khôn nguôi dưới bề mặt câu chữ của nhà văn Vũ Bằng và tác phẩm của các danh họa, Duy Hưng tận tâm tái dựng trong minh họa Thương nhớ mười hai vẻ đẹp trong trẻo, nên thơ, mơ màng của Hà Nội, của miền Bắc một thời đã xa, và nét thanh nhã, cổ điển trong phong cách của những người nghệ sĩ. Trên từng trang minh họa, với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại, họa sĩ cố công trao đến người đọc cả cảm giác bay bổng, bâng khuâng của từng vân lụa trong tranh xưa.

Với bấy nhiêu gắng gỏi của người làm sách, mong rằng khi cầm ấn phẩm này trên tay, bạn đọc sẽ có được một đôi giờ đầy cảm xúc.

Thương nhớ mười hai nằm trong tủ sách Văn chương và Mỹ thuật của Đông A.

Giới thiệu tác giả: Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng của thế kỷ XX. Ông tên thật là Vũ Đăng Bằng, quê gốc ở Hải Dương, nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông theo học trường Trung học Albert Sarraut (nay là trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm) và lấy bằng Tú tài Pháp. Năm 16 tuổi, Vũ Bằng có truyện đăng báo và bắt đầu theo đuổi nghề viết lách với niềm say mê mãnh liệt. Một năm sau, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn theo phong cách trào phúng. Thập niên 1930 và 1940, ông trở thành chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy và thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật. Từ cuối năm 1948, ông tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng tại Hà Nội. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông vào Sài Gòn, tiếp tục niềm đam mê viết lách trong lĩnh vực văn chương, báo chí và dịch thuật cho đến khi qua đời vào năm 1984.

Sinh thời, Vũ Bằng để lại nhiều tác phẩm giá trị như tiểu thuyết Bóng ma nhà mệ Hoát, hồi ký Bốn mươi năm nói láo và các tập tùy bút Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai. Năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhận xét về tác phẩm:
“Dù phải thích ứng với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia ‘giới tuyến’. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng ”
Giáo sư Hoàng Như Mai

“Viết về Hà Nội, viết về đất nước quê hương, không ai có thể hơn Vũ Bằng. Bởi Vũ Bằng yêu Hà Nội, yêu đất nước quê hương khi mà ông đang sống ở Sài Gòn, cách Hà Nội chưa đầy hai giờ máy bay mà vời vợi ngàn trùng. Nỗi nhớ niềm yêu ấy là tuyệt vọng! Hơn thế nữa, bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ hiền của ông, người đã góp phần quyết định làm nên một Vũ Bằng nhà văn, nhà báo, là nguồn cảm hứng văn chương của ông…”
Nhà văn Triệu Xuân

“Văn hồi ký của ông là loại văn trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở. Các câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.”
Trích Từ điển văn học (Bộ mới)

Giá sản phẩm trên Tôi đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng viết về “mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ” (Tự ngôn). Không chỉ đầy ắp những cảnh, những tình đắm đuối thiết tha, không chỉ duyên dáng và ý nhị kể biết bao câu chuyện về ẩm thực, thú vui, phong tục của miền Bắc, tùy bút này còn là một điển hình cho phong cách Vũ Bằng, đặc biệt với việc sử dụng câu từ tiếng Việt trong sáng, uyển chuyển, đầy nhạc ...