“Từ năm 2007 đến nay, tôi thường xuyên về Việt Nam. Sau 42 năm miệt mài trong môi trường kinh doanh Trung Quốc và trước đó, ở Mỹ, tôi thực sự thấy chán thức ăn và con người Trung Quốc; cũng như lối sống vội vã và sự ngạo mạn của người Mỹ. Tôi muốn tìm một điều gì đó khác hơn và hy vọng Việt Nam sẽ là một “quê hương thực sự” cho phần đời còn lại của mình.
Những vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam rất giống những gì tôi từng thấy ở Trung Quốc 15 năm về trước, hay Thái Lan, Mã Lai… 30 năm về trước.
Tuy vậy, có một điều khác biệt: tôi không sinh ra hay lớn lên tại Trung Quốc hay Thái Lan, Mã Lai… nên tôi chỉ cười với những người nước ngoài khác khi họ phê bình hay giễu cợt điều gì đó nghịch lý và thua kém của dân bản xứ, nhưng với Việt Nam, nơi tôi gọi là “quê hương”, điều này thường làm tôi đau lòng và trăn trở…”
Kính thưa những độc giả của Cộng đồng Alan, hẳn khi đọc lại những dòng tâm sự này mỗi chúng ta đều cảm thấy trong lòng dâng lên đôi phần xúc động. Lý do cho sự ra đi của chàng trai Phan Việt Ái là thời thế thế thời, là hoài bão vươn mình ra biển lớn, nhưng nguyên lai cho việc trở về của ông già Alan đơn giản là “tôi chỉ có cảm giác là mình thuộc về đây, mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác…”
Là người không còn thiếu thốn về vật chất, thời gian lẽ ra nên dành cho gia đình thì lúc sinh thời Tiến sĩ Alan Phan lại dành rất nhiều cho việc chia sẻ với với doanh nhân và người trẻ Việt. Trong gần 10 năm trở lại sinh sống tại Việt Nam Tiến sĩ đã miệt mài cống hiến cho quê hương dù là mất vài triệu đô; dù vài năm trời chỉ được vài triệu tiền nhuận bút; dù là nhận về vô số lời chỉ trích, công kích từ những người không cùng quan điểm; thậm chí đến ngày cuối đời ông vẫn dành thời gian soạn thảo bài viết cho trang góc nhìn Alan…
Chị Melisa Mai – Vợ cố Tiến sĩ từng chia sẻ “Tôi cảm nhận trong anh là 1 sức mạnh từ nội tâm thúc đẩy anh làm việc không ngừng và không bỏ cuộc, anh thường hay chia sẻ với tôi: nếu đã sinh ra là con người, thì đừng để phí phạm cơ thể và bộ não. Tôi tin là ở một nơi nào đó trong vũ trụ, anh đang khắc khoải nhìn về gia đình cũng như giới trẻ, doanh nhân Việt Nam hiện nay”. Và chúng tôi – những trợ lý thân cận, những người thân trong gia đình cũng tin là như vậy. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy chúng tôi cố gắng thực hiện và hệ thống toàn bộ những tác phẩm của Tiến sĩ thành những cuốn sách toàn vẹn nhất.
Bộ sách “Di sản Alan Phan”
Bộ sách “Di sản Alan Phan” là những tác phẩm cuối cùng trong hai năm miệt mài trên chặng đường lưu giữ những kiến thức vô giá và nhân sinh quan, triết lý sống, tinh thần Alan Phan.
Bộ sách gồm 4 cuốn được biên tập từ 6 tác phẩm của Tiến sĩ mang tên: Đừng hoang tưởng về biển lớn, Một tư duy khác về kinh tế xã hội Việt Nam, Không có bữa ăn nào miễn phí, Góc nhìn Alan kinh tế, Niêm Yết sàn Mỹ và 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Toàn bộ các tác phẩm được trình bày một cách đẹp mắt, khoa học và bổ sung thêm phần chú thích, hình ảnh, QR code nhằm giúp các độc giả tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề được Tiến sĩ đề cập trong mỗi bài viết.
Trong đó hai tác phẩm Góc nhìn Alan về kinh tế, Góc nhìn Alan về xã hội được biên tập lại và loại bỏ những bài viết bị trùng lặp từ 4 tác phẩm: Đừng hoang tưởng về biển lớn, Một tư duy khác về kinh tế xã hội Việt Nam, Không có bữa ăn nào miễn phí, Góc nhìn Alan về kinh tế.
– Góc nhìn Alan về kinh tế: Những nhận định đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam và thế giới. Dự báo xu hướng kinh tế, bí quyết kinh doanh lập nghiệp qua trải nghiệm trong hơn 42 năm bôn ba trên thế giới của TS. Alan Phan.
– Góc nhìn Alan xã hội: Phân tích sâu sắc và thẳng thắn về các vấn đề của xã hội Việt và người Việt.
– 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc: Cuốn sách kinh doanh được viết từ những kinh nghiệm xương máu của Alan Phan trong những năm dài lăn lộn ở nước ngoài. Bài học khởi nghiệp, điều hành doanh nghiệp hữu ích với bất cứ doanh nghiệp nào.
– Niêm yết sàn Mỹ: Không chỉ hướng dẫn cách thức niêm yết sàn Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sách còn giúp xây dựng tư duy toàn cầu, và tầm nhìn sâu rộng nhằm nắm bắt các cơ hội luôn thường trực ngoài biển lớn để vươn ra toàn cầu trong kinh doanh.
Giá sản phẩm trên Tôi đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
“Từ năm 2007 đến nay, tôi thường xuyên về Việt Nam. Sau 42 năm miệt mài trong môi trường kinh doanh Trung Quốc và trước đó, ở Mỹ, tôi thực sự thấy chán thức ăn và con người Trung Quốc; cũng như lối sống vội vã và sự ngạo mạn của người Mỹ. Tôi muốn tìm một điều gì đó khác hơn và hy vọng Việt Nam sẽ là một “quê hương thực sự” cho phần đời còn lại của mình.
Những vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam rất giống những gì tôi từng t...