Với những đơn hàng từ 130€, phí giao hàng chỉ còn 0.01 euro theo như quy định của chính phú Pháp. Tiệm Mọt nhận đặt tất cả các loại sách tiếng Việt. Liên lạc ngay với Tiệm Mọt ở đây!

Binh Thư Yếu Lược

Cty Văn Hóa Minh Lâm

Binh Thư Yếu Lược

Giá thông thường €25.49
Đơn giá  trên 

SÁCH ORDER, dự kiến giao hàng trong 3-5 TUẦN

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thưé.

Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một. Nhiều người lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu.

Ở Thư viện Khoa học xã hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: Binh thư yếu lược bốn quyền do Trần Hưng Đạo Vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn.

Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm bốn quyển. Quyển I gồm có chín chương, là: 1. Thiên tượng, 2. Tuyển mộ, 3. Tuyển tướng, 4. Tướng đạo, 5. Giản luyện, 6. Quân lễ, 7. Mạc hạ, B. Binh cụ, 9. Hiệu lệnh. Quyển II có mười một chương, là: T Hành quân, 2. Hướng đạo, 3. Đồn trú, 4. Tuần canh, 5. Quân tư, 6. Hình thế, 7. Phòng bị, 8. Xem mưa gió, 9. Binh trưng, 10. Dụng gián, 11. Dụng trá. Quyển III có bảy chương, là: 1. Liệu địch, 2. Dã chiến, 3. Quyết chiến, 4. Thiết kỳ, 5. Lâm chiến, 6. Sơn chiến, 7. Thủy chiến. Quyển IV cũng có bảy chương, là: 1. Công thành, 2. Thủ thành, 3. Đột vây, 4. Cứu ứng, 5. Lui tránh, 6. Được thua, 7. Đầu hàng.

Trong Binh thư yếu lược, thì quyển II, quyển III và quyển IV có nhiều đoạn rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, một nho sĩ có tài kinh bang tế thế đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Phật) xây dựng cơ đồ hồi nửa đầu thế kỷ XVII ở Đường Trong. Những đoạn này, có đoạn ghi rõ là đã rút ra từ Hổ trướng khu cơ, có nhiều đoạn tuy lấy từ Hổ trướng khu cơ, song lại không có chú thích gì cả. Ở quyển IV (Binh thư yếu lược) có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”; ở Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”. - Nguyên văn chữ Hán ở Binh thư yếu lược cũng như Hổ trường khu cơ đều là “Hỏa tiễn trữ độc pháp”. Liều lượng các vị thuốc dùng để chế hỏa tiễn ở Binh thư yếu lược và ở Hổ trướng khu cơ giống hệt nhau. Mở đầu mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” trong tinh thư yếu lược, có đoạn văn như sau: “Phàm ít không địch được nhiều, yếu không địch được mạnh, đó là lẽ thường. Nhưng Binh pháp có nói: Người giỏi đánh làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Cho nên, cầm quân ba nghìn chống giặc năm đường phỏng ở đồng ruộng đường dài, giặc đem cả nước sang đánh, thì lấy cái gì mà chống được? Nên dùng phép “hỏa tiễn chứa thuốc độc”. Đoạn văn này ở Hổ tướng khu cơ lại nhắc lại nguyên văn như thế, không sai và không thiếu một chữ nào.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thưé.

Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiế...